Quảng bá rộng rãi một thương hiệu ra thị trường. Là khâu quan trọng giúp đưa thương hiệu đến với nhiều khách hàng tiềm năng. Chính vì thế, công việc chuẩn bị luôn là yếu tố quan trọng đầu tiên. Định đoạt thành bại của cả một quá trình quảng bá thương hiệu. Nghiêm túc thực hiện bốn bước sau bạn sẽ chắn chắn nắm được 70% thành công trong tay.
1. Xác định khách hàng mục tiêu
Chiến dịch quảng bá thương hiệu sau khi đã có mục tiêu. Cần xác định đúng đối tượng, thị trường để khởi động. Đó gọi là khách hàng hay thị trường mục tiêu. Bao gồm những nhóm người có nhu cầu và có khả năng chi trả. Bản mô tả khách hàng mục tiêu tập trung vào những tiêu chí như sau. Độ tuổi, giới tính, vùng miền, sở thích, hành vi, thu nhập, tình trạng hôn nhân…
Từ đó có thể rút ra được đặc điểm của môi trường quảng bá thương hiệu. Sẽ tiếp cận như sự tăng tưởng của thương hiệu tại thị trường đó. Tỉ lệ chấp nhận của khách hàng và khách hàng có thực sự gắn bó với thương hiệu. Dựa trên những điều đó chiến lược cụ thể sẽ chuẩn xác và dự tính ngân sách hợp lý.
2. Xác định mục tiêu quảng bá thương hiệu
Mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất trong mọi chiến dịch và chiến lược. Xác định rõ ràng mục tiêu của quảng bá thương hiệu. Sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tập trung nguồn lực, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả thực sự. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng kết quả bạn mong muốn chiến dịch quảng bá thương hiệu là gì: Được nhiều người biết đến hơn? Bán được nhiều hàng hơn? Hay đơn giản để duy trì hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng?
Tùy theo từng mục đích và từng chiến lược cụ thể của mỗi công ty. Mà sẽ có những mục tiêu khác nhau. Dưới đây DGS Brand sẽ gợi ý 5 mục tiêu quảng bá thương hiệu phổ biến nhất:
- Tạo sự nhận biết: Mục tiêu này sẽ được nhắm đến khi doanh nghiệp mới hoặc sản phẩm mới. Lúc này nỗ lực quảng bá nhằm tạo ra sự nhận biết và phân biệt là điểu quan trọng chính.
- Tạo sự quan tâm: Mục tiêu này cần được thực hiện khi doanh nghiệp muốn chuyển thái độ của khách hàng từ nhận biết sản phẩm sang mua sản phẩm. Để đạt được cần nắm rõ nhu cầu của khách hàng và hướng tiếp cận hiệu quả.
- Tạo sự chú ý: Mục tiêu này là khi doanh nghiệp muốn cung cấp thông tin cho khách hàng hoặc định vị khách hàng, giúp họ có so sánh tích cực về doanh nghiệp với đối thủ.
- Gia tăng doanh số bán hàng: Thúc đẩy khách hàng mua hàng khi khơi gợi nhu cầu của họ.
- Củng cố thương hiệu: Mục tiêu ở đây chính là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
3. Xác định đúng thời điểm quảng bá thương hiệu
Thời điểm bắt đầu chiến dịch cũng cũng là yếu tố hàng đầu quyết định đến cơ hội thành công của quảng bá thương hiệu. Chọn lựa đúng thời điểm thuận lợi nhất để khởi động chiến dịch sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức và nhanh chóng đạt được mục tiêu, loại bỏ những đối thủ tiềm ẩn. Thời điểm đó cần phù hợp với tính cách, hình ảnh thương hiệu.
4. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán.
Hệ thống nhận diện thương hiêu là mấu chốt, là nguyên liệu cơ bản nhất để khởi động chiến dịch quảng bá thương hiệu, và cũng là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của thương hiệu. Hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán giúp thương hiệu dễ nhận biết, dễ nhớ, tăng khả năng cạnh tranh, củng cố quan hệ với khách hàng và hơn thế là tăng uy tín, giá trị của doanh nghiệp.
Trong hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm thiết kế logo, slogan, nhạc hiệu, bao bì, nhãn mác; biển, băng rôn, biển quảng cáo. Ngoài ra bao gồm các mẫu quảng cáo trên Media kèm theo các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo như tờ rơi, poster, catalog, cờ, áo, mũ… Các phương tiện vận tải, bảng hiệu công ty, các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác.
Đội ngũ thiết kế thương hiệu của DGS Brand coi hệ thống nhận diện thương hiệu cần nhất quán, đồng bộ, là sự sáng tạo độc đáo giữa các yếu tố ngôn ngữ và hình ảnh nhằm truyền gửi thông điệp của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Hệ thống đó cần đồng nhất thể hiện một ý tưởng mới lạ, đáng tin cậy, dễ nhớ và thể hiện được một văn hóa khác biệt. Đó là những đặc điểm của một thương hiệu mạnh, thành công.