10 bí quyết cho chiến lược phát triển thương hiệu

10 bí quyết cho chiến lược phát triển thương hiệu

Nếu tài sản quý nhất của doanh nghiệp bạn là thương hiệu. Thì bạn nên đẩy mạnh nguồn lực để xây dựng một thương hiệu mạnh hơn. Để hỗ trợ bạn, chúng tôi đã phát triển hướng dẫn cách giúp bạn có thể xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp.

10 bí quyết cho chiến lược phát triển thương hiệu - madiad.com
10 bí quyết cho chiến lược phát triển thương hiệu

Phát triển thương hiệu là quá trình sáng tạo và củng cố cho thương hiệu dịch vụ chuyên nghiệp. Một khi chúng tôi giúp công ty phát triển thương hiệu của họ. Chúng tôi chia quá trình này thành 3 giai đoạn.

  • Đầu tiên, bạn cần cân bằng giữa chiến lược thương hiệu và mục tiêu kinh doanh của mình.
  • Thứ hai, bạn cần phát triển tất cả các công cụ cần thiết. Để giúp thương hiệu đi đến được với khách hàng. Bao gồm website, logo và khẩu hiệu đi kèm với logo.
  • Cuối cùng, bạn sẽ cần phát triển thương hiệu mới của mình.

Cách bạn tiến hành những bước trên. Gọi là chiến lược phát triển thương hiệu. 10 bước để phát triển chiến lược thương hiệu dưới đây sẽ giúp bạn có được một cái nhìn sâu sắc hơn.

1. Xem xét về chiến lược kinh doanh tổng thể

Một thương hiệu mạnh, có sự khác biệt sẽ giúp công ty bạn phát triển hơn. Vấn đề là bạn muốn định vị công ty như thế nào? Chiến lược tổng quan của công ty. Chính là nền tảng cho chiến lược phát triển thương hiệu công ty. Vậy nên hãy bắt đầu với nó trước tiên. Nếu bạn đã định hướng rõ ràng, thương hiệu sẽ giúp bạn đi đến đích mà bạn muốn.

2. Xác định khách hàng mục tiêu

Nếu ai đó hỏi khách hàng mục tiêu là ai. Câu trả lời của bạn là tất cả mọi người thì đó là một sai lầm rất lớn. Nghiên cứu đưa ra rằng. Tập trung khai thác khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn có được lợi nhuận cao. Phân khúc khách hàng mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ phát triển hơn và ngược lại. Nếu càng nhiều phân khúc khách hàng, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ bị loãng và chậm phát triển. Hãy tiếp tục đọc các bước tiếp theo để chọn được khách hàng mục tiêu phù hợp.

3. Nghiên cứu về nhóm khách hàng mục tiêu

Không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh. Việc nghiên cứu khách hàng cũng sẽ giúp công ty. Xác định được nhóm khách hàng nào giúp họ có được nhiều lợi nhuận hơn. Hơn thế nữa, nếu tiến hành nghiên cứu thường xuyên thì doanh nghiệp càng dễ phát triển nhanh hơn.

Nhờ vào việc tiến hành nghiên cứu. Bạn sẽ hiểu sâu hơn về những mong muốn, nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Để truyền tải thông điệp của mình đến họ hiệu quả nhất. Nghiên cứu cũng sẽ cho bạn thấy được thương hiệu hiện tại của mình đang ở đâu trong tâm trí khách hàng. Giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình phát triển thương hiệu.

4. Phát triển vị trí thương hiệu

Bây giờ bạn đã sẵn sàng để định vị thương hiệu của mình trong thị trường dịch vụ chuyên nghiệp. Làm thế nào để doanh nghiệp của bạn khác biệt với những doanh nghiệp khác. Và tại sao khách hàng lại lựa chọn bạn? Sử dụng ba đến năm câu, bạn có thể nắm bắt được mấu chốt của định vị thương hiệu. Và nó sẽ trở thành tuyên ngôn định vị thương hiệu của doanh nghiệp. Bắt nguồn từ thực tế, việc thực hiện lời hứa với khách hàng là điều cực kỳ cần thiết, Tuy nhiên, nó cũng là tham vọng mà bạn mong muốn đạt được.

5. Phát triển chiến lược truyền tải thông điệp

Bước tiếp theo là cần đưa thông điệp của định vị thương hiệu đi đến với khách hàng, hay còn gọi là chiến lược truyền tải thông điệp. Khách hàng bạn đang hướng đến là khách hàng, nhân viên và các cơ hội hợp tác tiềm năng.

Trong khi vị trí cốt lõi của thương hiệu phải đi đến một cách đồng bộ với tất cả khách hàng, nhưng mỗi khách hàng sẽ quan tâm đến từng khía cạnh khác nhau. Thông điệp với mỗi khách hàng sẽ nhấn mạnh các điểm phù hợp nhất. Mỗi khách hàng có mối quan tâm cụ thể khác nhau và thông điệp của bạn cần cho họ thấy rằng bạn có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của họ. Đây là một bước rất quan trọng để tiến gần hơn với khách hàng mục tiêu.

6. Phát triển Tên, Logo và Khẩu hiệu
10 bí quyết cho chiến lược phát triển thương hiệu - madiad.com
10 bí quyết cho chiến lược phát triển thương hiệu

Đối với nhiều công ty, việc đổi tên sẽ không quá quan trọng. Nhưng với những công ty mới, đặc biệt là những công ty mới thông qua việc sáp nhập hay là công ty có cái tên lỗi thời thì nên thay đổi tên. Trong trường hợp bạn vẫn giữ cái tên cũ của mình thì bạn nên xem xét về một logo, hay khẩu hiệu mới để phù hợp hơn với định vị thương hiệu của mình.

Logo, tên, khẩu hiệu chính là cách mà bạn giao tiếp với khách hàng. Chúng không nên là thương hiệu, mà chỉ là tượng trưng cho thương hiệu. Ngoài ra, tránh để các thành viên nội bộ công ty đánh giá, thống nhất thiết kế bộ nhận diện. Logo và khẩu hiệu không dành cho bạn, đối tác của bạn mà nó dành cho thị trường và cần được thị trường đánh giá là có phù hợp hay không.

7. Phát triển chiến lược nội dung tiếp thị

Chúng ta có thể gọi bước này là “phát triển chiến lược tiếp thị”. Nhưng hãy nên gọi nó là phát triển chiến lược nội dung tiếp thị. Tại sao? Vì nội dung tiếp thị đặc biệt phù hợp với các công ty chuyên nghiệp trong thời đại Internet. Nó bao gồm tất cả mọi thứ trong tiếp thị truyền thống nhưng hiệu quả hơn rất nhiều. Nó sử dụng những nội dung có giá trị để thu hút, nuôi dưỡng và phát triển các khách hàng tiềm năng.

Những lớp học trực tuyến có thể sẽ tiếp cận được một số lượng khách hàng chưa tiếp cận của bạn và bạn có thể sẽ mở rộng được khách hàng nếu họ thấy được tiềm năng của công ty thông qua các lớp học trực tuyến.

Sự kết hợp giữa danh tiếng và sự hiển thị sẽ giúp thương hiệu của bạn phát triển. Nếu bạn tăng sự hiển thị nhưng không phát triển sức mạnh của thương hiệu, bạn sẽ không có được kết quả tốt. Điều này giải thích tại sao các nhà tiếp thị áp dụng quảng cáo “xây dựng nhận thức” theo kiểu truyền thống và tài trợ thì sẽ không có được kết quả cao. Nói tóm lại, một cách hoàn hảo để làm cho thương hiệu của bạn phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn là áp dụng tiếp thị nội dung, đồng thời làm tăng khả năng hiển thị và danh tiếng.

8. Phát triển website công ty

Một công cụ phát triển thương hiệu quan trọng chính là trang web của bạn. Hầu hết khách hàng đều dựa vào trang web để tìm hiểu rõ hơn về những gì bạn làm, cách bạn thực hiện và khách hàng của bạn là ai. Mặc dù một vài khách hàng tiềm năng sẽ không hoàn toàn dựa vào trang web của bạn khi chọn công ty, nhưng nó sẽ góp phần vào quyết định xem họ có loại bỏ bạn nếu trang web của bạn đưa thông điệp sai.

Nội dung có giá trị nhất của bạn nên được đưa lên trang web. Những nội dung hiện tại trên trang web chính là nền tảng cho nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để khách hàng tiềm năng, đối tác và nhân viên có thêm kiến thức về công ty của bạn. Nội dung hiển thị trực tuyến rất quan trọng đối với chiến lược phát triển thương hiệu

Ngày nay, các trang web dịch vụ chuyên nghiệp có hai loại. Đầu tiên là một trang web xây dựng thương hiệu, nó kể về câu chuyện của bạn, bạn là ai, bạn phục vụ ai và bạn làm gì, nói cách khác, nó đang truyền tải thông điệp của doanh nghiệp. Còn trang web khác thì cũng sẽ làm nhiệm vụ tương tự, nhưng còn tạo ra và nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng mới. Chúng ta gọi đó là High Performance Web.

9. Xây dựng bộ ấn phẩm tiếp thị

Ở bước này chúng ta sẽ nói về bộ ấn phẩm tiếp thị. Nó bao gồm những “ấn phẩm bán hàng” đơn lẻ cung cấp những thông tin về dịch vụ của doanh nghiệp. Bạn sẽ có được minh họa và cả một brochure điện tử nói về công ty mình cho khách hàng.

Bộ tiếp thị này có thể bao gồm video. Các chủ đề video phổ biến bao gồm các video giới thiệu công ty, những ví dụ cụ thể hoặc những khoảnh khắc khi làm việc cùng khách hàng. Video về các dịch vụ chính của doanh nghiệp cũng có hiệu quả. Nếu được chuẩn bị chu đáo, những công cụ này không chỉ phát triển doanh nghiệp mà còn giúp cho việc phát triển thương hiệu.

10. Thực hiện, theo dõi và điều chỉnh

Bước cuối cùng chính là bước quan trọng nhất trong chiến lược phát triển thương hiệu. Một chiến dịch phát triển thương hiệu sẽ không mang lại kết quả nếu nó không được đưa vào thực tế. Một chiến dịch phát triển thương hiệu tốt cần có mục đích, có tính thực tế và ưu tiên công việc của khách hàng. Và không quên những bước quan trọng.

10 bí quyết cho chiến lược phát triển thương hiệu - madiad.com
10 bí quyết cho chiến lược phát triển thương hiệu

Đó là lý do tại sao cần phải tiến hành theo dõi. Cần theo dõi từ khâu thực hiện đến kết quả. Chiến dịch có đang được triển khai theo như kế hoạch hay không? Các phương pháp đánh giá mục tiêu như lượng tìm kiếm, số lượng truy cập website có tốt không? Có bao nhiêu khách hàng tiềm năng mới? Chỉ có cách theo dõi toàn bộ quá trình mới có thể chắc chắn rằng mọi thứ diễn ra như thế nào và có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Trên đây chính là 10 bước phát triển thương hiệu giúp doanh nghiệp của bạn phát triển và đạt được lợi nhuận cao nhất có thể.

Bài viết liên quan

Scroll to Top